“Tứ đại danh tác” của Trung Quốc là những tác phẩm văn học nào?

“Tứ đại danh tác” của Trung Quốc là những tác phẩm văn học nào?

Bốn tác phẩm được tôn vinh là “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc đại diện cho đỉnh cao của sáng tạo văn học, đúc kết những giá trị cốt lõi của nền văn hóa phương Đông. Những tác phẩm này không chỉ mang giá trị giải trí mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về cuộc sống, tình yêu và sự hy sinh. Đọc “Tứ đại danh tác” không đơn thuần là thưởng thức nghệ thuật ngôn từ mà còn là hành trình khám phá lịch sử, văn hóa và chiều sâu tâm hồn con người.

Được tôn vinh là “Tứ đại danh tác”, những tác phẩm này đã ghi dấu ấn sâu đậm vào tâm trí người dân Trung Quốc và cả nhân loại, để lại di sản văn hóa vô giá cho muôn đời sau. Vậy “Tứ đại danh tác” là những tác phẩm văn học nào?

1. Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung

tứ đại danh tác - tam quốc diễn nghĩa

Tam Quốc diễn nghĩa được bậc thầy văn học La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời chiến hỗn loạn Tam Quốc theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu).

Câu chuyện giới thiệu chủ yếu về tham vọng tranh giành quyền thống trị những năm cuối thời Đông Hán. Câu chuyện đan xem giữa ba vương quốc Ngụy, Thục và Ngô. Trong đó, tác giả đứng về phía Thục Hán lên án Tào Ngụy.

Về nhân vật trong tác phẩm, trước tiên phải nói về Gia Cát Lượng. Đây là nhân vật được La Quán Trung miêu tả một cách vô cùng sâu sắc, tỉ mỉ. Ông là một kỳ tài trong thiên hạ, có thể nhìn thấy trung-gian, thiện-ác trong nhân gian. Một trong những đặc điểm nổi bật của nhân vật này là sự trung thành. Ông nguyện một đời phò tá A Đẩu, cúc cung tận tuy, đến chết mới thôi.

2. Thủy Hử của Thi Nại Am

tứ đại danh tác - thủy hử

Thủy Hử là một trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Quốc. Tác giả Thủy Hử thường ghi là Thi Nại Am, cũng có người cho là của La Quán Trung. Có thể nói, “Thủy Hử” là tác phẩm đầu tiên viết bằng tiếng cổ đại trong lịch sử văn học Trung Quốc, chủ yếu ca ngợi các cuộc nổi dậy của người nông dân.

Cốt truyện chính kể về đội quân khởi nghĩa do Tống Giang chỉ huy. Thông qua một loạt câu chuyện sinh động về 108 vị hảo hán Lương Sơn đứng lên chống lại áp bức và chiến đấu anh dũng, tác phẩm đã vạch trần sự thối nát và tàn bạo của giai cấp thống trị cuối thời Bắc Tống, đồng thời phơi bày những mâu thuẫn xã hội đối lập gay gắt và hiện thực tàn khốc của những kẻ “quan lại chống dân” thời bấy giờ.

Có thể nói, cuộc khởi nghĩa của 108 vị anh hùng huyền thoại đã mô tả quá trình thức tỉnh cá nhân của họ để tập hợp thành một cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại. “Phản” là quy luật tất yếu đã hình thành nên cuộc khởi nghĩa, khắc họa hình tượng nhóm người anh hùng “Đầu đội trời, chân đạp đất” của thời đại.

Trong cuốn tiểu thuyết huyền thoại này, tác giả đã làm nổi bật lên hình tượng đối lập giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị thời phong kiến.

Cao Cầu là đại diện cho giai cấp thống trị phong kiến, cùng một loạt những kẻ cầm đầu “lòng lang dạ thú” khác như  Tây Môn Khánh, Trịnh Tú… Chính họ là kẻ đáng phải xấu hổ khi sống dựa trên việc bóc lột người nông dân, uống “máu tươi” của người nông dân để thỏa mãn cái tham lam, ác độc cá nhân.

Tác phẩm đã khai thác triệt để nguyên nhân sâu xa của cuộc khởi nghĩa nông dân và miêu tả vô cùng sinh động cuộc khởi nghĩa vĩ đại ấy.

Về phía những người bị áp bức, họ luôn phải chịu sự chèn ép, kìm hãm của giai cấp thống trị. Lâm Sung, Tống Giang, Võ Tòng hay hơn trăm vị anh hùng khác, họ đều bị ép vào con đường cùng.

Nghịch cảnh nghiệt ngã ấy buộc họ phải vùng lên kháng cự, đấu tranh và lao vào các cuộc khởi nghĩa nông dân như cướp của, diệt bạo, giúp dân nghèo, lập lại hòa bình…, từ đó khẳng định được tinh thần dám nói, dám làm của họ.

Trải qua bao năm lịch sử, cho đến nay, Thủy Hử vẫn nhận được sự đánh giá cao của phần lớn các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc. Hình ảnh 108 vị anh hùng Lương Sơn đã trở thành biểu tưởng đẹp sống mãi trong lòng người dân Trung Hoa.

3. Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân

tứ đại danh tác - tây du kí

Tây Du Ký được xem là tác phẩm kinh điển được yêu thích nhất tại Trung Quốc. Tác phẩm được tác giả Ngô Thừa Ân chắp bút và cho ra đời vào khoảng những năm Gia Tĩnh Vạn Lịch triều Minh (thế kỷ 16).

Cốt chuyện chủ yếu kể về Tôn Ngộ Không, sau khi làm loạn trên Thiên Cung đã bị Phật Tổ phạt giáng trần cùng Trư Bát Giới và Sa hòa thượng phò Đường Tăng sang phương Tây thỉnh kinh. Trên đường đi gặp biết bao là gian nan khó khăn, tổng cộng phải trải qua 81 kiếp nạn mới đem được kinh phật trở về.

Một trong điểm đặc sắc của tác phẩm là Ngô Thừa Ân đã khéo léo vận dụng trí tưởng tượng phong phú của bản thân để miêu tả một thế giới thần tiên đầy kỳ diệu, huyền ảo và tráng lệ, từ đó viết lên hàng loạt những câu chuyện thần thoại hấp dẫn và li kỳ, đồng thời đã thành công tạo nên một hình tượng Tôn Ngộ Không đầy siêu phàm, quả cảm mà không kém phần đáng yêu.

Như vậy, Tôn Ngộ Không chính là nét đẹp của một vị anh hùng dám đấu tranh cho chính nghĩa, không sợ bao lực, và luôn kiên cường vì mục tiêu to lớn.

Bên cạnh đó, tác phẩm Tây Du Ký cũng chứa đựng đầy triết lý sâu sắc. Tây Du Ký thông qua câu chuyện giữa thần và quỷ để vạc trần bộ mặt đen tối của xã hội phong kiến, đặc biệt là sự đen tối của xã hội nhà Minh và sự thối nát của giai cấp thống trị.

Hình ảnh những yêu ma, quỷ quái trong tác phẩm là ám chỉ quan lại bá đại trong triều đại nhà Minh, là biểu tượng của thế lực chuyên hãm hại nhân dân. Ngoài ra, tác phẩm còn tố cáo sự giả dối của tôn giáo và sự lố bịch của Thần đạo.

Đặc biệt hơn, Tây Du Ký không chỉ là cuốn tiểu thuyết xuất sắc trong nền văn học Trung Quốc, mà nó còn thể hiện nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc.

Bên cạnh việc tưởng tượng và cường bạo các nhân vật, tác giả đã tinh tế trong việc kết hợp tính cách, tư tưởng nhân vật với hình dáng cũng như đặc thù của con vật ngoài đời thật, khiến cho toàn bộ tác phẩm trở nên chân thực hơn bao giờ hết.

Đồng thời, với văn phong châm biếm hài hước, Ngô Thừa Ân đã đưa tác phẩm lên một đỉnh cao mới, làm cho người đọc cảm thấy thoải mái, thú vị.

4. Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần

tứ đại danh tác - hồng lâu mộng

Hồng Lâu Mộng hay còn được gọi là Thạch đầu kí, là tác phẩm được Tào Tuyết cần sáng tác trong khoảng giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh, Trung Quốc.

Tác phẩm là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Tác giả là lột trần cái nông cạn của giới thượng lưu Giả phủ. Cuộc sống xa hoa, cái tư tưởng bảo thủ cũng như những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ là nguyên nhân chính dẫn đến sự tàn khốc không thể cứu vãn của Giả phủ. Có thể nói, Giả phủ chính là hình ảnh thu nhỏ của triều đại nhà Thanh.

Nói về tác phẩm, chúng ta phải kể đến hai nhân vật chính Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Họ là biểu tượng cho thế hệ trẻ biết chống đối, phản kháng tư tưởng trọng nam khinh nữ truyền thống. 

Họ dám đứng lên để dành lấy hạnh phúc cho bản thân. Càng bị phản đối, họ lại càng yêu nhau. Đây có lẽ là hồi âm cho cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến.

Nhũng điểm đặc sắc về nghệ thuật tác phẩm là tác giả đã thể hiện tốt tính cách nhân vật thông qua những miêu tả về cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, tác giả cũng đặt nhân vật vào vòng xoay của các cuộc xung đột để thể hiện rõ nét những tính cách khác nhau của nhân vật.

“Tứ đại danh tác” mang vô vàn tinh hoa văn hóa và được ví như bốn ngọn núi không thể ngăn cản lịch sử văn học cổ điển Trung Quốc. Dù cuộc đời có thay đổi thăng trầm như thế nào thì đây là những tác phẩm sẽ không bao giờ bị hủy diệt. 

Xét về giá trị nghệ thuật hay chiều sâu tư tưởng, tất cả đều là tác phẩm tiêu biểu góp phần đưa văn học Trung Quốc hội nhập với quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của văn học Trung Hoa. Có thể nói, việc nghiên cứu bốn kiệt tác này sẽ là cơ hội để bạn trải nghiệm các yếu tố xã hội, nhân văn, đạo đức, lịch sử, địa lý, văn hóa dân gian, tâm lý học cũng như các chiến lược xử lý truyền thống của Trung Quốc.

“Tứ đại danh tác” của Trung Quốc là những tác phẩm văn học nào?
“Tứ đại danh tác” của Trung Quốc là những tác phẩm văn học nào?
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply


      BlogEva.net
      Logo